Sau lời kêu gọi "cấm đi đêm" trong việc mua bản quyền EPL, VNPayTV lập tức nhận được lời đáp trả quyết liệt từ K+, đơn vị đưa ra đề xuất được tự do thương thảo mua bản quyền. Cụ thể K+ khẳng định hết sức ngạc nhiên về phan ứng thái quá của VNPayTV trước đề nghị mà K+ cho là hợp tình hợp lý.
Theo K+, nhà đài này đã tuân thủ chỉ đạo đúng đắn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thành lập Ban đàm phán mua EPL để không mua bản quyền EPL bằng mọi giá. K+ đã ký vào biên bản trong cuộc họp của ban đàm phán vào tháng 11-2015. Bởi k+ đã chia sẻ, bản quyền EPL mang tính chất khác với những giải đấu quảng bá như World Cup, Euro hay Olympic. Vì vậy, việc mua ban quyền EPL cần có sự tôn trọng cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mỗi nhà đài. Đặc biệt, K+ nhắc lại rằng chính các nhà đài đã yêu cầu VNPayTV sớm đưa ra quy chế hoạt động của Ban đàm phán và thống nhất phương án mua, phân phối sau mua để có cơ sở đàm phán với đơn vị nắm bản quyền.
![]() |
Thương vụ bản quyền Ngoại hạng Anh vẫn chưa ngã ngũ |
Phía K+ nhấn mạnh, sau 5 tháng hợp tác và kiên nhẫn chờ đợi để quan sát, nhà đài này nhìn nhận phương án mua chung là khó khả thi, nhất là cách thức thực hiện của VNPayTV quá rủi ro với những đơn vị co nhu cầu mua bản quyền. Dẫn chứng là nguy cơ không có đơn vị nào bỏ nhiều tiền mua gói không độc quyền, đặc biệt khi kênh quảng bá phát sóng thi K+ cho rằng giữ mức giá bằng giá mua cách đây 3 mùa cũng là quá cao. Còn nếu VNPayTV lại phân phối độc quyền thì ai sẽ được mua độc quyền với giá không quá 20% nếu có hơn 1 đơn vị muốn mua độc quyền. Hơn nữa, việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán với bên bán bản quyền sẽ do ai thực hiện và VNPayTV sẽ cam kết như thế nào và liệu có thể chịu trách nhiệm với bên bán bản quyền nếu có một thành viên vi phạm bản quyền.
Với lập luận của mình, K+ đưa ra chất vấn ngược: "Trách nhiệm của VNPayTV đối với các đơn vị thành viên trong trường hợp không mua được bản quyền, hoặc không mua được bản quyền trong thời hạn đã cam kết thế nào. Ai chịu trách nhiệm về thiệt hại của các doanh nghiệp trong trường hợp việc mua bản quyền không thành hoặc chậm trễ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh? Tính ràng buộc của các cam kết giữa các thành viên và Ban đàm phán cũng là một vấn đề pháp lý quan trọng vì sẽ liên quan tới số tiền không nhỏ và việc không thực hiện đúng cam kết của một trong các bên có thể để lại hậu quả pháp lý rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị thực sự có nhu cầu", K+ nhấn mạnh.
Theo K+, nhà đài này và một số đơn vị truyền hình trả tiền khác đã nhiều lần đề nghị, những vấn đề trên chưa hề được VNPayTV đưa ra công khai trao đổi. Với tiến độ và việc triển khai việc đàm phán như hiện tại, K+ không thể chắc chắn về khả năng đàm phán thành công cũng như thời gian việc đàm phán có thể được hoàn thành.
Với luận điểm của mình, K+ nhấn mạnh sau 5 tháng chờ đợi, nhà đài này không thể chờ thêm VNPayTV. Vì vậy K+ yêu cầu tự do đamf phán hợp đồng mua EPL, nhất là khi EPL vốn là món "đinh" trên sóng kênh này. Bởi lẽ, VNPayTV không thể chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và thiệt hại cho doanh nghiệp và người hâm mộ do chậm trễ hoặc không mua được EPL.
K.Hoàng
Bản quyền Ngoại hạng Anh: Không chấp nhận K+ "tự biên, tự diễn"" alt=""/>Bản quyền EPL: K+ tố ngược VNPayTV, đòi tự do đàm phánBản dựng iPhone gập dựa trên bằng sáng chế được cấp cho Apple
Smartphone màn hình gập có thể trở thành xu hướng lớn của năm 2019 khi nhiều “ông lớn” làng di động như Samsung, Huawei, Motorola rục rịch ra mắt các sản phẩm này. Một gã khổng lồ khác là Apple lại chưa có động thái nào về iPhone gập ở thời điểm hiện tại. Dù vậy, theo LetsGoDigital, bằng sáng chế mới đây hé lộ chút ít về các sản phẩm tương lai của Apple.
" alt=""/>Hình dung về iPhone màn hình gập của AppleDự định tích hợp chip điện tử, tiến tới tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… vào thẻ căn cước công dân nhằm tăng tính tiện tích, tạo thuận lợi cho người dân tham gia các giao dịch điện tử (Ảnh minh họa: Internet)
Cử tri tỉnh Lào Cai mới đây đã có kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành sớm triển khai làm thẻ căn cước và ứng dụng CNTT trong quản lý để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc giao dịch các thủ tục hành chính liên quan đến chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm và các giao dịch về nhà đất.
Về vấn đề nêu trên, Bộ TT&TT cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Công an triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này sẽ là cơ sở để triển khai các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho người dân khi tham gia các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước.
Hiện tại, Bộ Công an đã hoàn thành thu thập dữ liệu dân cư bằng phiếu của 59 tỉnh, thành phố, 80 triệu dữ liệu trên cả nước và đang thực hiện số hóa đưa vào cơ sở dữ liệu (4 tỉnh, thành phố đã có dữ liệu là Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Tây Ninh).
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo “Bộ Công an tập trung xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đưa vào vận hành, khai thác trong năm 2020, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bí mật nhà nước, bí mật cá nhân; tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn 2021 – 2025”.
Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (Đề án 896) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013 với mục tiêu sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đơn giản các thủ tục hành chính của người dân. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về việc đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục hành chính công của các bộ, ngành. Theo định hướng này, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thành, người dân sẽ không cần phải cung cấp các giấy tờ, không phải kê khai thông tin cho cơ quan nhà nước đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính mà chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân.
" alt=""/>Thẻ căn cước công dân Việt Nam sẽ được tích hợp chip điện tử